10 bước set up một hồ thuỷ sinh cơ bản

Một hồ cá cảnh kết hợp với cây thuỷ sinh sẽ làm cho người chơi thích thú hơn. Bạn cũng muốn có một hồ thuỷ sinh sinh động như thé, bạn muốn tự tạo một hồ thuỷ sinh theo ý tưởng của riêng mình. Sau đây là các bước giúp bạn thực hiện một hồ thuỷ sinh. 

1.Chọn hồ
Phác thảo sơ qua ý tưởng thiết kế hồ thuỷ sinh, rồi chọn hồ thích hợp.
Nên tìm hiểu kỹ vị trí đạt hồ thuỷ sinh nặng hơn hồ cá thông thường do phân, nền, cát, sỏi và các phụ kiện như đèn, quạt…. Một cái hồ 80x40x40cm sẽ nặng khoảng 200-250kg…..do đó nền nhà cũng như chân đế của hồ phải thật chắc chắn.
10 buoc set up mot ho thuy sinh

2.Trải lớp nền
Trải một lớp phân bón, cát sỏi làm nền dưới đáy hồ. Nền là nơi chứa dưỡng chất cung cấp cho cây, cũng là nơi để trồng cây nên cần có cấu tạo sao cho cây có thể bám rễ và không gây đục nước. Ngoài ra, nền cũng là chỗ ở của vi sinh.

3. Cho nước vào hồ
Dùng túi nylon ngăn vòi nước để không làm đục nước, dòng chảy sẽ không làm hư lớp sỏi nền và làm xí phân lên.

4. Sắp xếp các viên đá
Các viên đá cũng góp phần tăng vẻ mỹ quan cho hồ thuỷ sinh đồng thời giữ cho cây thuỷ sinh bám chặt vào đáy hồ. Hãy sắp xếp các viên đá theo ý tưởng của bạn sao cho nó tôn lên được giá trị của hồ.

5. Gắn các cây xanh vào hồ
Chọn những loại cây mà bạn thích trong số những cây thuỷ sinh có bán trên thị trường. Tuỳ vào từng vào đặc điểm của từng loại cây mà ta bài trí ở các vị trí khác nhau trong hồ. Ví dụ cây rong Mái chèo và rau Mác là các loại cây rất lý tưởng để trồng để che phía sau và các cạnh của hồ. Còn các cây rậm rạp dùng để trồng đầy ở các góc ( trước các cây cao hơn) như rau Dừa, Đình lịch, rau Cần trôi.

Lại có những cây nên trồng ở mặt tiền trông rất thú vị nếu chúng được đặt trước mảnh đá, phải là cây thấp hơn và sinh trưởng chậm hơn, ta có thể chọn cỏ Năng và Thạch xương bồ.Khi trồng cây, vật không thể thiếu là một cái kẹp dùng trong y tế ( loại lớn, dài trên 30cm) dùng để kẹp phần rễ cây và trồng xuống sỏi. Trong môi trường nước, lớp sỏi trở nên nhẹ và rời rạc, không thể dùng tay được.


6. Đặt bộ lọc
Những bộ lọc hồ cá thông thường không thể sử dụng trong hồ thuỷ sinh vì chúng thường được thiết kế phần gòn lọc trên mặt hồ, nhưng hồ thuỷ sinh phải để đèn ở đó. Các bộ lọc có thể dùng cho hồ thuỷ sinh là:
Lọc ngoài: thiết bị lọc hoàn chỉnh nằm rời, hường để dưới phần chân hồ, chỉ có 2 ống nước vào ra là nằm trong hồ.
Lọc tràn: làm bằng kính, được thiết kế cố định tại một góc hồ, lọc nước bề mặt nên xử lý váng vi sinh rất tốt, tuy nhiên nó chiếm một phần lớn thể tích trong hồ nên thích hợp cho hồ cỡ lớn ( trên 200l).
Lọc thác: công suất nhỏ và yếu, thích hợp cho hồ nhỏ ( khoảng 60l hoặc nhỏ hơn).

7. Gắn đèn huỳnh quang
 Vì được sử dụng để thay thế cho ánh sáng mặt trời trong thiên nhiên nên loại đèn được sử dụng phổ biến là đèn huỳnh quang day-light, với công suất tương đối từ 0.5 – 1wat/lít nước. Các loại đèn màu xanh, hồng....cho hồ cá cảnh thông thường không thể sử dụng cho hồ thuỷ sinh. Chỗ đặt hồ càng khuất càng tốt vì như thế, chúng ta có thể kiểm soát hoàn toàn ánh sáng cho cây trong hồ. Chiều dài của hồ không dài hơn chiều dài thực của bòng đèn huỳnh quang thông dụng quá 10cm để có thể bố trí ánh sáng hợp lý hơn, ví dụ như hồ dài 35 – 40cm là phù hợp với bóng đèn dài 30cm. Bể cũng cần có chiều rộng ( bề ngang) không quá hẹp để dễ bố trí cây theo hướng xa – gần, cao xa phía trong và thấp dần ở phía trước….

8. Nhiệt độ
Nhiệt độ thích hợp cho hồ thuỷ sinh thường là dưới 290c là phù hợp. Khi nhiệt độ nước lên cao trên mức này, có thể bỏ nước đá vào bao nilon hoặc dùng gel làm lạnh trong quạt hơi nước ( loại quạt tản nhiệt cho máy tính)…
Ngoài nhiệt độ ra, chúng ta cũng nên chú ý để nồng độ CO2 cần thiết cho cây quang hợp vì lượng CO2 do cá tạo ra mặt thoáng của nước nhận từ không khí là không đủ, nhất là những hồ trồng nhiều cây.

9. Thả cá vào hồ thuỷ sinh
Không nên thả cá vào hồ ngay mà nên trồng cây trước khoảng 7-10 ngày sau, khi hệ vi sinh trong hồ ổn định sẽ an toàn hơn cho cá và cây. Khi mua cá nên hỏi người bán về loại cá nào không cắn nhau, không ăn cây thuỷ sinh.

10. Mỗi tuần thay 1/4 nước hồ
Việc thay nước thường xuyên sẽ đảm bảo môi trường nước trong hồ luôn sạch sẽ. Điều này rất cần thiết cho sự phát triển khoẻ mạnh của các loại cây thuỷ sinh và cá sống trong hồ.

Lựa chọn cây cho hồ thủy sinh

Để có được những hồ thủy sinh nghệ thuật tốt tươi cũng cần lựa chọn và chăm sóc cây một cách công phu.

Hầu hết các cửa hàng đều có dịch vụ trọn gói, từ trang bị hồ, máy lọc nước, các loại cây đến tạo dáng hồ thủy sinh, chăm sóc tại nhà cho khách hàng bận rộn.

lua chon cay cho ho thuy sinh

Chăm sóc và bảo dưỡng

Khác với thủy canh, cây thủy sinh đòi hỏi người chơi tỉ mỉ và kiên trì hơn. Do đó, bạn nên bắt đầu bằng những cây dễ sống như: rong cúc, cỏ thìa, cỏ xương, hẹ nước, ngưu mao chiên… Nuôi thêm các loại cá như: tỳ bà lùn, bảy màu, hắc bạc, molly vây buồm, lia thia mang đỏ, bống cát… vừa để đa dạng hệ sinh thái vừa giúp vệ sinh hồ, triệt tiêu các loại tảo có hại và thêm nguồn dinh dưỡng cho cây.

Những ai ít kinh phí, eo hẹp về thời gian có thể trồng rong đuôi đỏ, đuôi chồn, ráy, tiêu thảo… Đây là những loại cây ưa chuộng của giới văn phòng vì chỉ cần một chậu thủy tinh nhỏ, hai-ba loại cây, vài con cá, bạn đã có thể tạo cho không gian làm việc của mình một sinh khí mới. Thỉnh thoảng bạn nên bón cho cây thêm ít phân nước, song không nên lạm dụng vì sẽ dễ sinh ra các loại rêu, tảo gây hại. Tuy nhiên, do thiếu những điều kiện cần thiết (bộ sục khí, lọc nước, đèn) nên cây chỉ có thể sống khoảng hai tháng. Sau đó, bạn lại phải thay cây mới.

Lưu ý, nên thay nước cho hồ thủy sinh từ 10 - 15 ngày/lần. Mỗi lần chỉ một phần ba lượng nước trong hồ. Bạn cần thường xuyên cắt tỉa những phần lá bị hư hay những cây phát triển quá nhanh. Không nên để hồ thủy sinh nơi quá nhiều ánh sáng mặt trời, thắp đèn liên tục hay tùy tiện đặt những con ốc, con sò xinh xinh nhặt được từ biển vì có thể hại đến môi trường thủy sinh.
(Theo PNO)

Hồ thủy sinh đẹp hơn với cây dương xỉ

Hầu hết các loại dương xỉ thích ứng với ánh sáng mặt trời yếu, bất kể thể nước hay thể cạn, nhưng chúng có thể thích nghi với môi trường một cách dễ dàng. Chỉ từ ngoại thể của chúng, bạn có thể thấy khi dương xỉ mọc gần mặt nước, cuống lá của chúng dày và ngắn, còn lá của chúng thì hẹp và xanh đậm. Nhưng khi chúng mọc được trên giá thể và mọc dưới ánh sáng yếu, lá của chúng sẽ to và trong.

cay duong xi cho ho thuy sinh

Cây thủy sinh Dương xỉ châu phi và các loại dương xỉ họ Microsorum là những loài có điều kiện sống thích hợp với ánh sáng nhẹ. Hầu hết mọi người đều nghĩ chúng thích ánh sáng nhẹ.Vâng ,chúng mọc tốt trong môi trường ánh sáng yếu, nhưng nếu bạn thích chúng mọc với tán lá to và rám nắng một chút thì cung cấp đủ ánh sáng là một điều không thể bỏ sót.

Những người chơi thủy sinh thiết kế những mẫu hồ pha trộn giữ nhiều phong cách sẽ phải chỉnh anh sáng cần thiết cho nhiều loại cây khác nhau trong một bể.Ví dụ như chúng ta đặt gỗ lũa ở tầm thấp trong bể, khi những cây đỏ mọc cao lên trên,chúng sẽ tạo một khoảng “bóng râm” đó sẽ là những nơi có môi trường tốt nhất cho các loài dương xỉ và anubias.

2 yếu tố khác để trồng tốt dương xỉ
CO2 và dòng chảy của nước là 2 yếu tố khác để trồng Bolbitis và Java ferns.Nếu bạn quan sát kỹ vào gốc và rễ của những cây này, bạn sẽ thấy nó thuộc loài thân mộc, vậy nên nó hợp với nơi có dòng nước chảy và có đủ Co2. Nhưng nếu bạn trồng nó ở nơi có dòng chảy yếu, bộ rễ của nó sẽ có điều kiện tốt hơn để để bám nhưng đồng tất nhiên, bộ lá của nó sẽ ko đẹp như khi ở nơi có dòng chảy mạnh.

Nếu rêu tóc mọc trên dương xỉ châu fi và các loại dương xỉ Java, đồng nghĩa là lượng CO2 của bạn thấp hoặc là bạn đã bơm quá nhiều phân nước và dòng chảy ko đủ. Để tránh vấn đề này, trước tiên bạn phải cắt những lá đã “dính chưởng” , giảm số lượng cá và giảm lượng thức ăn lẫn lần cho ăn. Nếu nhiệt độ trên 28 độ, bạn có thể thay nước thường xuyên để cải thiện chết lượng nước. Vớt cá chết và lá rữa có thể cải thiện nước nhanh hơn. Và giảm bớt sự thất thoát hệ vi sinh. Những bước đó có thể dùng để “đồ sát” lũ rêu tóc. Dương xỉ và các loại cây mau xanh sinh trưởng tốt với nhiệt độ ~ 22-24 độ C với lượng CO2 cao; dòng chảy tốt. Nếu bạn dự tính trồng dương xỉ và các loại cây màu xanh vào mùa hè. Bạn phải tránh để nhiệt độ quá cao; thiếu CO2, chất lượng nước không tốt và hệ vi sinh không ổn định.

Cột dương xỉ như thế nào ?
Hầu hết trong tự nhiên các loại dương xỉ có đặc tính là bám và bò trên đá hoặc các loài cây cạn. Chúng ta có thể mô phỏng môi trường sống tự nhiên của chúng bằng cách cột chúng lên lũa hay đá. Kỹ thuật này thường được dùng trong trường phái Tự nhiên, hoặc còn được gọi là “Amano” hay “ADA”. Để chúng có đủ chỗ để sinh trưởng, khi chúng ta cột dương xỉ lên lũa hay đá, khi cột chúng ta phải chừa chỗ cho rễ của chúng bám. Chúng tôi dùng dây để cột chúng, khi chúng đã mọc rễ đủ để bám, chúng ta có thể có thể tháo dây ra, khi đó chúng ta sẽ có 1 tác phẩm tự nhiên sống trong bể của bạn.

1. Cắt hết lá và giữ phần thân.
2. Dùng dây cột 2 hay 3 thân dương xỉ vào gỗ lũa.
3. Khi rễ phát triển, dương xỉ sẽ bò lên gỗ lũa và có thể cắt bỏ dây.

Xem thêm bí quyết chọn hồ thủy sinh đẹp

Tổng hợp

Bí quyết chọn hồ thủy sinh đẹp

Đối với người mới chơi thủy sinh thì hồ có kích cở khỏang 60 cm là tốt nhất vì dễ chăm sóc. Còn nếu thích hồ lớn hơn thì cũng chẳng có vấn để nhưng đừng lớn quá 120 cm. Hồ càng nhỏ nhiệt độ cũng như chất độc hại như Ammonia, Nitrite, Nitrate thay đổi càng nhanh sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của thực vật thủy sinh
Nên chọn hồ theo đúng tiêu chuẩn vì sẽ dễ dàng cho việc sử dụng thiết bị hay tìm kiếm thiết bị.

* Hồ 60 kích cỡ tiêu chuẩn 60 X 30 X 30, 36 (cm)
* Hồ 90 kích cỡ tiêu chuẩn 90 X 45 X 45 (cm)
* Hồ 120 kích cỡ tiêu chuẩn 120 X 45 X 45 (cm)

Kính là vật liệu làm hồ tốt nhất vì cứng và không thay đổi màu. Không nên mua hồ Acrylic (hồ đúc) vì khi làm vệ sinh dễ bị trầy sướt và hay bị vàng ố.

Cây thủy sinh phải được cung cấp đầy đủ ánh sáng theo nhu cầu của từng loại cây. Để đáp ứng nhu cầu về ánh sáng thì hồ không nên có chiều cao cao quá và cũng không nên thấp quá cây sẽ phát triển và trồi lên mặt nước nhanh. Theo tỷ lệ nếu hồ lớn hơn 150 cm (chiều dài) thì chiều cao không nên cao hơn 60 cm. Vì như vậy ánh sáng còn có thể chiếu xuống đáy hồ để giúp cho cây tiền cảnh phát triển. Chiều cao của hồ vừa phải còn thuận tiện cho việc trồng cây, cắt tỉa hay làm vệ sinh. Còn chiều sâu của hồ, nếu sâu vừa phải mình có thể trồng được nhiều chủng lọai cây theo vị trí tiền, trung, hay hậu cảnh.

Việt Nam nói chung và TP Hồ Chí Minh nói riêng nằm trong vùng nhiệt đới. Có khí hậu nóng quanh năm. Khi mình mở đèn hơi nóng từ bóng đèn tỏa ra nếu hồ có nắp đậy thì hơi nóng không thể nào tỏa ra ngòai được. Cộng với thời tiết nóng của môi trường sẽ làm tăng nhiệt độ của nước trong hồ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cây thủy sinh. Một bất tiện của hồ có nắp nữa là không thể bố trí đèn theo nhu cầu của cây thủy sinh được bởi nắp đậy có diện tích hạn chế. Vì lý do này, tuyệt đối ta không nên dùng những lọai hồ có nắp đậy để nuôi trồng thủy sinh.

Vị trí để hồ, vì hồ thủy sinh đòi hỏi sự chăm sóc thường xuyên hơn hồ cá. Mình nên chọn những vị trí thuận tiện cho việc thay nước. Chân hồ thì đừng cao quá vì sẻ làm tăng chiều cao của hồ khó cho việc cắt tỉa cây và làm vệ sinh thành hồ. Có ổ cắm điện cho hệ thống đèn chiếu sáng và lọc. Vị trí để hồ phải thoáng mát, ánh sáng mặt trời không chiếu trực tiếp vào hồ. Vì như vậy sẽ làm cho nước trong hồ nóng(cây và cá có thể chết), rêu phát triển v.v... Quan trọng nhất là hồ phải nằm ở vị trí mà bạn và các thành viên trong gia đình có thể dễ dàng chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hồ do tự tay mình tạo ra.

Dưới đây là cách sắp đặt hồ thủy sinh theo thuyết ngũ hành

Hồ ngũ phúc hướng Kim


Hồ Mộc
Bể gỗ Lũa kết hợp các loại rong và cá cỏ. Các loại gỗ lũa được kết hợp với rong thủy sinh, tạo sự mềm mại, trong lành và thư thái.
Hổ thủy

ho hanh thuy
Bể được thiết kế theo phong cách suối, thác và cây thủy sinh. Kết hợp với các loại cá đĩa, cá hiền tạo cảm giác nhẹ nhàng, uyển chuyển của dòng nước

Hồ Hỏa
ho hanh hoa
Bể Hỏa, kết hợp giữa các loại cá Hồng Lộ Hán, Hồng Két.. Các loại cá quý hồng sắc. Thể hiện đúng như tên của bể, thích hợp với người ưa màu sắc sặc sỡ, ấm áp.

Hồ Thổ

Bể bố cục đá, kết hợp với các loại rong và các cỏ. Dành cho người yêu thiên nhiên, yên tĩnh.